Nhà tại ngã ba xấu hay tốt?

Nhiều người hay lo ngại khi nhà mua (hoặc đất xây nhà) nằm tại vị trí ngã ba, thậm chí nhà tại ngã ba luôn có giá thấp và khó giao dịch mua bán hơn vì tâm lý “bất an” đó. Thực chất nhà nằm tại ngã ba có bị xấu hay không?

Nhà tại ngã ba xấu hay tốt?

Thực
ra, về mặt phong thủy, không gian cư trú tại ngã ba có nhiều điểm cần
xem xét chi tiết. Thứ nhất là sự tương quan giữa ngôi nhà và con
đường đâm thẳng vào nhà. Nếu nhà lớn mà con đường đâm thẳng nhỏ hơn thì
không đáng ngại (như các trung tâm thương mại rất hay nằm tại ngã ba,
hoặc nhiều tòa dinh thự lớn khác cũng vậy). Trường hợp ngược lại, nếu
con đường rộng theo kiểu “nuốt chửng” ngôi nhà thì nên làm tuờng che
chắn hoặc trồng rào cây xanh dạng bình phong để giảm tác động trực
xung của luồng khí.

Nhà tại ngã ba xấu hay tốt?
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn có vị trí đắc
địa, quảng trường rộng phía trước và ngã ba
là thế khắc xuất chứ không phải thế khắc nhập.

Thứ hai là tương quan giữa con đường
đâm thẳng và con đường chạy ngang (tức là đường mặt tiền của nhà).
Nếu đường chắn ngang lớn hơn thì đường đâm thẳng sẽ giảm tác dụng. Ví
dụ nhà nằm trên các xa lộ hoặc đường vành đai có con lươn chắn giữa
thì dù phía bên kia có đường nhánh nào đâm thẳng cũng khó tác động
được vào nhà.

Thứ ba là xem thử trên con đường đâm thẳng và đầu kia của nó có những
công trình gì? Sự tốt xấu của những công trình này sẽ tác động vào ngã
ba đó. Ví dụ dọc trên con đường đâm thẳng là một dãy phố khang trang
buôn bán bình thường, các dãy nhà ở sạch sẽ, có cây xanh, có lộ giới
nghiêm chỉnh thì luồng khí lưu thông dọc theo con đường đó cũng tốt hơn
nhiều so với con đường có quang cảnh nhếch nhác, như bãi rác, có họp
chợ lầy lội hoặc dọc hai bên đường là xí nghiệp, chuồng trại, đất
hoang… Bởi nếu không tính đến yếu tố khác, thì “đường dẫn” này chỉ
mang theo mùi xú uế, bụi bặm, tiếng ồn… cũng đủ cho ngôi nhà nằm tại
ngã ba cuối đường phải chịu ảnh hưởng xấu!

Thứ tư là chiều dài của con đường đâm thẳng và chiều hướng lưu thông
của xe cộ (giống như xem chiều nước chảy của dòng sông vậy). Đường đâm
thẳng càng dài và lưu lượng xe cộ càng đông thì nguy cơ gây trực xung
cho nhà ở ngã ba – xét một cách “hiện thực” nhất, là xác suất tai nạn
giao thông – sẽ càng cao. Ngược lại, nếu đường nhỏ, ngắn thì sẽ giảm
bớt hung khí, ít khả năng xảy ra tai nạn.

Có thể có sự trùng hợp ngẫu nhiên về phong thủy(?) trong quy hoạch của
người Pháp trước đây, nhưng nếu ta quan sát Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn hôm
nay sẽ thấy: Nhà thờ Đức Bà tuy nằm ở vị trí gặp mặt đường Đồng Khởi
hướng thẳng trước mặt, nhưng thực ra chiều lưu thông xe cộ lại hướng
từ công trình xuôi về phía bờ sông (khắc xuất); thêm vào đó, phía
trước lại có hẳn một quảng trường cây xanh, rất thoáng đãng, các công
trình chung quanh không lấn át, và do đó ảnh hưởng của ngã ba không
còn nữa.

Thứ năm, như hai mặt của một vấn đề, có ngã ba xấu thì cũng có ngã ba
tốt, vì chúng vốn là đường nhỏ không có xe lớn lưu thông và đầu đường
là những công trình dân dụng sạch sẽ gọn gàng, không có công trình gây ô
nhiễm. Những ngã ba như vậy thậm chí còn lợi hơn cả nhà bình thường,
vì trước mặt nhà có khoảng rộng (minh đường giao tỏa) đảm bảo tầm nhìn
và giao thông tốt hơn.

Như vậy, trên thực tế có rất nhiều công trình ở ngã ba mà vẫn an lành,
thuận lợi cho việc ở cũng như kinh doanh, một phần là nhờ các mối
tương quan nêu trên. Khi đô thị được chỉnh trang tốt, giảm ô nhiễm và
có các khoảng xanh, lộ giới chặt chẽ thì hầu như không còn những ngã
ba bất lợi nữa.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *