Nhà ở cần chỗ mát mẻ, có dương khí mới tốt, khô khan thì không nên. Một ngoại hình đẹp cho khuôn viên nhà phải có núi cao ở hướng Đông (thanh long), có đồi thấp ở hướng Tây (bạch hổ), có khoảng đất rộng và trống ở hướng Nam (hồng phượng) và có cây to ở hướng Bắc (hắc quy).
Nhà ở
được “nước” hướng vào là tốt, còn quay lưng lại là xấu. Ngoài ra, lý
thuyết phong thủy cho rằng căn nhà có điểm tốt phải có hình thể phân
minh rõ ràng theo tứ linh “Long, Phụng, Hổ, Quy”. Biểu tượng “Long” là
tốt nhất và cũng là ưu tiên hàng đầu.
Nhà ở địa hình phía Đông – Tây dù không hoàn chỉnh (không có đủ các
yếu tố thuận lợi) thì vẫn được coi là phù hợp. Trong khi đó, nếu ở
phía Bắc – Nam, không hội đủ các yếu tố thuận lợi thì không nên kiến
tạo nhà ở. Phía Bắc nghiêng Đông mà không hoàn chỉnh cũng không tốt,
phía Nam – Bắc dài, phía Đông – Tây hẹp thì tốt nhưng phía Đông, phía
Tây dài, phía Nam, Bắc hẹp thì sẽ không tốt. Nhà ở bốn phía nước chảy, đường sá giao nhau thì không tốt. Nhà ở mà
trước cửa không có ao hồ thì nên làm thêm ao hồ hình bán nguyệt. Thế
nhưng, rất kỵ trường hợp có hai hay nhiều ao hồ. Cây to trước cửa nhà
cũng không tốt, không chỉ trở ngại ánh sáng lọt vào mà còn cản trở âm
khí thoát đi. Khi làm nhà cũng nên tránh cửa chính nhìn thẳng vào góc
nhà khác, cũng nên tránh cửa chính nhìn đối diện lối vào. Nhà ở cạnh
đình chùa, miếu, đền… đều không tốt vì “góc ao đao đình”. Đặc biệt
tránh các góc cạnh của đình chùa, của những nhà lân cận, hay góc nhọn
của ao vì “Sinh khí đi theo đường cong, sát khí đi theo đường thẳng”.
Ngoại cảnh có tác động trực tiếp đến ngôi nhà cũng như mỗi thành viên
cư ngụ trong đó theo nguyên lý của thuật phong thủy. Nó có ảnh hưởng
rất rõ đến môi trường khí hậu, những hiện tượng mưa gió, sấm sét… của
thiên nhiên.
Qua đó, chúng ta có thể quân bình
theo luật tự nhiên nhằm tránh những rủi ro giúp căn nhà của bạn hài hòa
với thiên nhiên mà không mất đi tính hiện đại