Theo quan niệm của phong thủy học, nhà ở tốt nhất là hình vuông, tường rào quanh nhà chữ chi hoặc đường tròn, mang ý nghĩa “trời tròn đất vuông”, thể hiện sự hòa hợp giữa trời đất và con người.
Tuy nhiên, tường hình tròn sẽ chiếm đất quá nhiều, khó áp dụng cho thực tiễn ngày nay. Thêm vào đó, tường rào cho nhà ở gia đình không nên bị nứt vỡ, gây cảm giác không an toàn, không phát huy được vai trò bảo vệ.
Tại một số ngôi nhà ở hiện nay, gia chủ thường trồng nhiều cây dây leo bám vào tường rào. Tuy giúp không gian nhà thêm xanh mát nhưng dây leo cũng dễ có sâu bọ, khiến độ ẩm của tường tăng, không tốt.
Khi xây tường rào, bạn cũng không nên trổ cửa sổ lớn, phạm phải “chu tước khai khẩu”, gia chủ dễ bị điều tiếng. Tường nhà nếu xây trước rộng, sau hẹp cũng không tốt. Ngoài ra, việc xây trước hẹp sau rộng bị gọi là “thoái điền bút”, tiền không vào nhà.
– Tường rào không cao hoặc thấp quá, vừa tầm nhìn vào nhà theo thế cân xứng mỹ thuật.
– Không xây sát thân nhà, góc đông bắc không vỡ nứt.
– Không xây tường trước rồi xây nhà, là phạm chữ Tù.
– Tường rào phải có cổng, hai bên dựng cột tính theo bước Lỗ Ban, căn nhà sẽ thêm sinh khí.
– Nhà có cửa hậu tốt. Nhưng đại kỵ khi đứng từ cửa chính nhìn thấy cửa hậu, nhà sẽ tản khí, tất sẽ tản tài, xấu.
Tường rào quanh nhà không nên xây cao hoặc thấp quá hay quá áp sát nhà. Nếu thấp quá, nó sẽ không đảm bảo tác dụng bảo vệ, ngăn cách với môi trường bên ngoài. Tuy nhiên, nếu cao hoặc áp sát quá sẽ gây bí bách, khiến không gian quanh nhà bức bí, không được thông thoáng.
Bên cạnh đó, tường cũng không nên xây quá gần nhà vì sẽ tạo cảm giác bức bối, vướng víu chân tay, hạn chế khả năng hứng ánh sáng và thông gió. Trong những trường hợp buộc phải xây tường rào quá gần nhà, bạn có thể cái thiện nhược điểm bằng cách: giữ một khoảng cách tầm 20 cm giữa nhà và tường bao. Như vậy, gia chủ vừa có thể cải thiện việc thông gió, hứng ánh sáng, vừa có thể trồng những cây xanh để tạo độ thoáng mát cho ngôi nhà.