Bếp – đôi điều cần lưu tâm

Trong bất kỳ ngôi nhà nào, bếp là thành phần bắt buộc mà phong thủy đã quy ước: thiếu bếp thì nhà dù to đến mấy cũng chỉ là tập hợp nhiều phòng, không thể gọi là nơi cư trú an lành được.


Bếp trong không gian hiện đại ngày nay có nhiều biến đổi về
tiện nghi nhưng vẫn tuân theo các nguyên tắc phong thủy truyền thống mà gia chủ
cần lưu tâm.

Vị trí và phương hướng

Hỏa kỵ với Thủy nên bếp không đặt quá gần khu chứa nước hoặc
vệ sinh. Nên bố trí bếp theo dây chuyền sử dụng: rửa, sơ chế, nấu, soạn, dọn
rửa và như vậy chậu rửa sẽ không sát bên hoặc đối diện là song song với bếp
hoặc tạo thành tam giác bếp – bồn rửa – tủ lạnh hoặc quầy bar

Miệng bếp cần tránh hướng vào cửa khu vệ sinh, vốn là nơi
dẫn các uế khí. Đối với toàn nhà, bếp cần chú ý vấn đề “khai môn kiến táo, tài
phú đa hao”, tức là tránh mở cửa chính vào nhìn ngay thấy miệng bếp.

Nếu gặp trường hợp bất khả kháng, có thể dùng tấm mành hay
tủ ngăn để che chắn, giảm luồng khí vận động từ cửa vào bếp quá nhanh

Cũng không nên để khí thải của bếp như mùi, khói, bụi truyền
sang các phòng bên cạnh. Do đó, nếu bếp của những nhà phố nằm ở đầu hướng gió
thì giữa bếp và các phòng phải có vách ngăn, dùng cửa hoặc bình phong để chỉnh
luồng khí.

Phong thủy cũng kỵ đặt giường ngủ hoặc các chỗ sinh hoạt
ngay trên chỗ nấu bếp (nhất là phía trên làm gác gỗ) để tránh việc đi lại ở
trên làm “động bếp dưới”, đồng thời bếp đun hơi nóng xông lên ảnh hưởng xấu đến
sức khoẻ.

Không gian, màu sắc và chất liệu

Chiều cao hợp lý của tủ bếp nên trong khoảng tầm với của
người sử dụng. Bạn không nên biến các khoảng trên nóc tủ bếp làm kho vì sẽ rất
lộn xộn và bất tiện khi tìm kiếm cũng như làm cho đồ vật dễ bị rơi xuống.

Nếu diện tích hạn chế, bạn có thể tiết kiệm không gian tại
các góc pha chế và bồn rửa, nhưng cần phải đảm bảo khoảng rộng cho chỗ đứng
nấu, tạo chỗ lùi cần thiết đề phòng khi phát hoả.

Trường hợp kết hợp chỗ ăn luôn trong bếp thì tốt nhất là
giữa bếp và bàn ăn nên có một mặt bàn hay tủ thấp để ngăn theo kiểu quầy bar
làm chỗ soạn đồ khá tiện dụng.

Theo Ngũ Hành thì Mộc sinh Hoả, Hoả sinh Thổ, do đó màu sắc
trong bếp nên là các màu xanh (Mộc), màu đỏ sậm hoặc cam (Hỏa) và màu vàng
(Thổ).

Gần khu vực nấu nên dùng màu sáng để dễ làm vệ sinh nhưng
đừng dùng màu tươi quá sẽ tạo cảm giác nóng nực

Tủ bếp hiện đại thường làm bằng gỗ chống cháy hoặc inox kết
hợp mặt đá, gạch men, nhựa melamine…

Nhưng dù bằng vật liệu gì thì bề mặt bàn và tủ bếp chỉ nên
nhẵn, bóng vừa phải, giảm các chi tiết và tránh làm nhiều khe, hốc dẫn đến rối
mắt và khó làm vệ sinh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *