Chỉnh trang nhà cửa theo Phong Thủy (P.I)

Đối với mỗi gia đình, việc chỉnh trang nhà cửa không chỉ có tác dụng vệ sinh, trang hoàng cho nơi cư ngụ. Đây còn là một truyền thống lâu đời mang tính phong thủy, giúp cải thiện đáng kể trường khí của mỗi ngôi nhà sau một thời gian dài tích tụ các yếu tố gây hại.

Chỉnh trang nhà cửa theo Phong Thủy (P.I)

Nhận định và chỉnh trang đúng sẽ vừa giúp tiết kiệm thời
gian, chi phí, lại vừa nâng cao đáng kể chất lượng không gian sống.

Cần tìm hiểu, xác định các điểm nào là mấu chốt trong nhà để
xử lý trước – sau có thứ tự, tránh làm tràn lan sẽ gây bừa bộn và trở thành…
đại tu rất mệt mỏi.

Theo nguyên tắc phong thủy về tu sơn (chỉnh trang nhà đang
ở) thì Môn – Táo – Chủ là thứ tự ưu tiên.

Môn là toàn bộ hệ thống cửa và các lối ra vào nhà. Có ngôi
nhà tuy mới xây nhưng phải vào ở cả năm gia chủ mới xác định rõ được cửa nào
cần mở, cửa nào nên đóng (do phương hướng, khí hậu, tác động ngoại cảnh…).

Cửa nào dùng rèm loại gì cho phù hợp, màu và chất liệu cửa
tương đồng ngũ hành với đồ nội thất không? Chỉ cần giặt sạch hoặc thay đổi rèm
(vốn tích tụ nhiều bụi bẩn) là không gian đã đổi khác.

Đặt thêm chậu cảnh, treo hoa trang trí trên khung, bệ cửa sổ
cũng là một cách hữu hiệu thu hút tầm mắt và tạo sinh khí mới cho nội thất.

Khu vực Táo (bếp núc) vốn bị “ô nhiễm” nhiều nhất (dầu mỡ,
nước, khói, đồ lặt vặt, rác thải…). Chỉnh trang khu Táo ngoài việc dọn vệ sinh,
cần kiểm tra lại hệ thống kỹ thuật (hút khói, hơi đốt, sàn nước và chậu rửa) để
phát hiện kịp thời các rò rỉ và sự cố, cũng như lặp lại trật tự cho không gian
sử dụng trong bếp mà quá trình sử dụng đã biến chuyển.

Ví dụ như không chất nhiều vật dụng lên trên tủ bếp, nhất là
khu vực lò nấu. Không đặt máy móc gần lửa (hỏa khắc kim). Ánh sáng và thông
thoáng trong bếp cũng cần điều chỉnh.

Ví dụ chỉ cần dùng một đèn trần giữa bếp thì sẽ gây tối sấp
bóng cho người nấu mà nên thêm nhiều đèn phân bổ theo mặt làm việc để bàn bếp
luôn đủ ánh sáng. Một gian bếp cuối năm sáng sủa, sạch sẽ, hợp lý, ấm cúng luôn
đem lại sinh khí cho toàn nhà.

Những khu vực dành cho Chủ nhân tùy theo thứ tự lớn bé trong
gia đình. Trước hết là bàn thờ và các không gian đoàn tụ – sinh hoạt gia đình,
kế đến là nơi tiếp khách và phòng ăn, rồi đến các phòng ngủ. Nhiều gia đình hay
sắm vật dụng mới vào dịp này nhưng thực ra trước khi sắm đồ mới cần kiểm tra,
sắp xếp, bảo trì vật dụng cũ vốn có.

Sau một năm sử dụng, gia chủ đã biết rõ vật nào hữu ích để
định vị lại hợp lý hơn. Đôi khi chỉ một tấm thảm đặt đúng chỗ, chiếc võng đồng
điệu với không gian… cũng đủ đem đến sinh khí mới cho nội thất.

Và một nguyên tắc không quên trong phong thủy là nếu có thêm
đồ vật nào vào thì phải biết bớt ra một số thứ nào đó để tạo cân bằng, tránh để
vật dụng chồng chất làm chật chội thêm không gian cư trú.

Chủ nhân khoáng đạt thường có nhiều khách đến viếng thăm,
đặc biệt vào dịp lễ Tết. Do vậy ngôi nhà cũng cần bố trí lại khác một chút so
với sinh hoạt thường ngày để tương thích với nhu cầu đối ngoại.

Cụ thể là xem xét nơi để xe xem đã hợp lý và đủ chỗ chưa,
cây cảnh nên chọn lọc theo kiểu “tốt khoe xấu che”, tăng cường chiếu sáng cho
những không gian tập trung nhiều người như phòng khách, phòng ăn, tiền sảnh…

Người Việt vốn hiếu khách, chân tình, ngôi nhà Việt hiện đại
có thể được xây cất theo cấu trúc và kiểu dáng tân kỳ nhưng việc bài trí nội
thất vẫn có thể linh hoạt gia giảm các yếu tố đông phương (như một vài chậu hoa
cảnh đặc trưng, vật dụng, đèn, bàn ghế…).

Tất nhiên, nếu thường ngày một vài vật dụng thiếu đồng bộ
thì chỉnh trang nhà cửa cuối năm là cơ hội để “thống nhất hóa” về chất liệu,
màu sắc hoặc phong cách. Điều này vừa giúp tâm lý gia chủ được hưng phấn trước
vẻ tươi mới của nội thất, vừa là biện pháp gia tăng khí cần thiết trong phong
thủy.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *